mayduavongtudong’s blog

Máy đưa võng tự động TS là quà tặng tuyệt vời của công nghệ giúp bé yêu ngủ ngon!

Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm có sao không?

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ hay khi bú là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ không biết trẻ bị bệnh gì hay cách chữa khò khè ở trẻ như thế nào. Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm có sao không cũng như biết được nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết và những bài thuốc dân gian chữa trị bệnh khò khè ở trẻ hiệu quả. Hy vọng bài viết cung cấp cho cha mẹ những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện sau này.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra. Cường độ khò khè phụ thuộc vào việc đường thở bị hẹp ở đoạn nào. Tiếng khò khè thường xuất hiện khi bé thở ra, nhưng cũng có thể xuất hiện khi bé hít vào. Nếu nhẹ thì cha mẹ có thể tự nhận biết được khi nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ, nghe gần giống như tiếng ngáy. Nếu trẻ bị nặng hơn, có thể phải tìm đến bác sĩ dùng ống nghe chuyên môn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.

Nguyên nhân gây thở khò khè ở trẻ là do:

  • Hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị khò khè khi ngủ (trẻ dưới 5 tuổi). Trẻ thường có tiền căn dị ứng như có cha mẹ hay ông bà bị suyễn, bản thân trẻ bị eczema (lác sữa), lúc nhỏ hay bị nổi mề đay từng đợt.
  • Trẻ bị viêm tiểu phế quản (viêm các nhánh phế quản nhỏ ở tận cùng đường hô hấp) khiến trẻ thở khò khè.
  • Triệu chứng khò khè có thể xuất hiện ngay sau khi sinh, ở các bé có bất thường cấu trúc đường hô hấp, phổ biến nhất là tình trạng mềm sụn thanh quản (sụn đỡ thanh quản chưa phát triển hoàn chỉnh). Lúc này thanh quản bị hẹp ở thì thở ra, gây khò khè.
  • Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (các thành phần dịch axit từ dạ dày đi ngược vào thực quản) cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị thở khò khè.
  • Trẻ bị viêm amiđan cấp tính đôi khi cũng làm bé bị khò khè có đờm.
  • Các bệnh xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến trẻ bị khò khè khi ngủ.
  • Với trẻ từ 4 tháng tuổi đến 5 tuổi hiện tượng khò khè xảy ra đột ngột kèm theo nôn ói, sặc, tím tái trước đó phải tìm xem trẻ có bị dị vật đường thở hay không.

>> Xem thêm: trẻ nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt - trẻ uống kháng sinh bị đi ngoàitrẻ bị sốt có nên nằm điều hòamua hàng trên ebay có tốt không

Vì sao trẻ nhỏ dễ bị khò khè hơn trẻ lớn?

Mức độ tắc nghẽn đường hô hấp phụ thuộc nhiều vào độ rộng của đường thở. Khò khè thường gặp nhất ở trẻ dưới 2 – 3 tuổi vì ở trẻ nhỏ, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 – 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).

Lồng ngực của trẻ nhỏ có tính đàn hồi cao hơn so với trẻ lớn. Khi bé thở ra gắng sức, lồng ngực có thể chuyển động vào trong, tăng áp lực lên đường thở, khiến nó càng hẹp hơn.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Khi trẻ có triệu chứng khò khè kèm theo những dấu hiệu sau thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:

  • Trẻ ho nặng tiếng.
  • Trẻ thở nhanh.
  • Tím quanh môi.
  • Trẻ khóc không ra tiếng.
  • Cánh mũi phập phồng.
  • Co rút lồng ngực.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng sức khỏe chung của các bé bị khò khè vẫn tốt. Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ hết khò khè khi khỏi bệnh, chứng trào ngược thường được cải thiện dần theo tuổi.