mayduavongtudong’s blog

Máy đưa võng tự động TS là quà tặng tuyệt vời của công nghệ giúp bé yêu ngủ ngon!

Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi đã có thể biết làm những gì?

Rất nhiều cha mẹ có trẻ khi đến giai đoạn đều không khỏi thắc mắc bé 7 tháng tuổi biết làm những gì, nên cho trẻ ăn gì thì tốt hay sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này như thế nào,… Để giải đáp các thắc mắc này, các mẹ tham khảo bài viết sau đây nhé. Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc bé 7 tháng tuổi biết làm gì cũng như biết được sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi như thế nào và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ giai đoạn này. Tháng thứ 7 là giai đoạn trẻ đang phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và trí não, vì vậy cha mẹ hãy tập trung vào việc cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ chất dinh dưỡng nhé. Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

f:id:mayduavongtudong:20160708192327p:plain

Trẻ 7 tháng tuổi đã có khả năng nhận biết được xung quanh, như trong lúc trẻ đang hứng thú chơi với một đồ chơi nào đó mà bạn giấu đi, trẻ đã có thể dễ dàng nhận ra đồ chơi đó đã biến mất,… Sau đây là cột mốc phát triển của trẻ 7 tháng tuổi:

Kỹ năng vận động

  • Trẻ 7 tháng tuổi đã học cách di chuyển xung quanh, bé có thể trườn, di chuyển nhanh, lăn, bò hoặc kết hợp cả bốn động tác.
  • Bé cũng đã có thể đứng vững khi được bố mẹ giữ, kỹ năng này sẽ giúp tăng cường cơ bắp chân và cho bé sẵn sàng đi bộ.
  • Bé đã có thể được độc lập nhiều hơn trong giờ chơi, bé cũng có thể tự chủ hơn trong giờ ăn thông qua khả năng giữ cùng với uống nước bằng ly và có thể ăn bằng muỗng.

Cha mẹ có thể khuyến khích bé di chuyển bằng cách đặt đồ chơi vừa tầm tay của bé, nhưng lưu ý là phải chắc chắn bé khám phá mọi thứ trong môi trường an toàn bằng cách cất bất kỳ đồ chơi hay vật nào đó nhỏ hoặc nhọn.

>> Xem thêm: bé 1 tuổi biết làm gìtrẻ sơ sinh bị sôi bụng

Giao tiếp và ngôn ngữ

Trẻ 7 tháng tuổi đã bắt đầu hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ, khi nào bạn gọi tên bé, ít nhất bé cũng sẽ quay đầu lại.

Trí nhớ của trẻ 7 tháng tuổi đã phát triển đáng kể, bé nhận ra người và các đối tượng còn tồn tại mãi mãi ngay cả khi họ không có mặt.

Trẻ 7 tháng có thể bắt đầu lo lắng, khóc và bám vào bạn bất cứ khi nào bạn rời bé hoặc để bé lại với người giữ trẻ.

Trẻ 7 tháng cũng giỏi hơn trong việc giao tiếp không lời, trẻ có thể thực hiện một loạt các biểu cảm khuôn mặt từ cười lớn đến cau mày. Trẻ ở giai đoạn này giao tiếp bằng lời nói qua nhiều âm thanh khác nhau như tiếng cười, tiếng thổi nước bọt và bập bẹ các chuỗi phụ âm như “Da-da-da”. Bé cũng có thể hiểu được cảm giác của bạn thông qua ngữ điệu của giọng nói và qua nét mặt.

Trẻ mọc răng

Tuy thời gian mọc răng ở mỗi trẻ là khác nhau tùy thuộc vào thể chất của từng bé, nhưng đa số các bé giữa tháng thứ 5 và thứ 7 thì sẽ bắt đầu mọc răng, mẹ sẽ thấy những chiếc răng nhỏ xíu đầu tiên mọc lên từ nướu với các dấu hiệu trẻ mọc răng như bé chảy nước dãi nhiều hơn và khó chịu hơn bình thường.

Để làm dịu nướu, mẹ hãy cho bé một chiếc khăn lạnh, đồ chơi nhai. Lưu ý là không nên sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ cọ xát trên nướu răng vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Bên cạnh đó, khi những chiếc răng đầu tiên đã xuất hiện, mẹ hãy đánh răng cho bé hàng ngày bằng bàn chải đánh răng mềm, nước và một ít kem đánh răng cho bé.

Cha mẹ cũng đừng lo lắng nếu bé đã 7 tháng tuổi mà chưa mọc chiếc răng nào, vì mỗi bé sẽ có thời gian mọc răng khác nhau, một số bé đã mọc răng ngay từ khi được sinh ra, số khác mọc răng lúc 1 năm tuổi. >> Xem thêmbé 8 tháng chưa mọc răng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi cũng vô cùng quan trọng. Sau đây là những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi:

– Ngoài việc duy trì cho trẻ bú sữa mẹ, mẹ nên nghĩ tới việc cho trẻ ăn dặm, giúp trẻ làm quen với một số loại thức ăn nhiều chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng,… Các loại thức ăn này không chỉ bổ sung protein và các axit amin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ mà còn cung cấp sắt, phốt pho, kali, magie, axit béo, vitamin B và omega-3 chất rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, phát triển não bộ,…

– Mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa,… để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới thận và chức năng gan của trẻ. Và những loại thực phẩm này nên được nghiền hoặc xay nhỏ để phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ.

>> Xem thêm: rốn trẻ sơ sinh có mùi hôibé 14 tháng biết làm gì

– Mẹ lưu ý khi nào cho bé món ăn mới, hãy đợi vài ngày trước khi cho bé tiếp tục thử thức ăn mới và xem dấu hiệu của dị ứng như tiêu chảy, nôn, phát ban hoặc thở khò khè.

– Mẹ cũng có thể tham khảo một vài công thức nấu bột hoặc cháo trên các trang web, sách báo tin cậy để chuẩn bị cho bé một chế độ ăn phong phú mà đầy đủ dưỡng chất.

– Và mẹ hãy cho bé tham gia vào bữa ăn của gia đình để bé ăn ngoan và ăn ngon nhé.